23 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
More
    Trang chủThành CôngStart upCộng đồng startup Việt: Thiếu hành lang pháp lý để 'gọi vốn'

    Cộng đồng startup Việt: Thiếu hành lang pháp lý để ‘gọi vốn’

    Date:

    Related stories

    Startup mang ‘cơm mẹ nấu’ đến giới văn phòng

    Khay cơm đủ dinh dưỡng, do các bà nội...

    8 chiến lược thành công cho nữ doanh nhân

    Một trong những chiến lược quan trọng nhất cho...

    Warren Buffett: Bitcoin chỉ là… ảo ảnh

    Warren Buffett đã được yêu cầu cụ thể cho...

    7 nguyên nhân khiến startup kinh doanh qua mạng dễ thất bại

    Thiếu kế hoạch kinh doanh, nhiều cạnh tranh, thương...
    spot_imgspot_img

    Đầu tư cho khởi nghiệp là rủi ro, nhiệm vụ của hành lang pháp lý là giảm thiểu rủi ro nhưng hiện vẫn thiếu hành lang pháp lý về huy động vốn cho công ty khởi nghiệp sáng tạo.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang xây dựng Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chắc chắn khi đi có hiệu lực thi hành sẽ có những tác động mạnh mẽ khu vực chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

    “Hỗ trợ không chỉ vật chất mà còn tinh thần”

    Chia sẻ một số quan điểm về dự thảo này, ông Đào Huy Giám – Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) cho rằng, DNNVV hầu hết trùng với khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có một tỷ lệ ngày một lớn hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả khởi nghiệp sáng tạo.

    10

    “Phải nói rằng, xây dựng luật này khó trước hết bởi hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chưa theo nguyên tắc của thị trường, những hỗ trợ có thể có nhưng bị một số ràng buộc”, ông Giám nói.

    Theo ông Giám, một số ràng buộc bao gồm cả thực tế hiện chúng ta chưa có kinh nghiệm và kiến thức về tổ chức hỗ trợ ưu đãi thúc đẩy xúc tiến các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là những ràng buộc ở các quy định khi hội nhập có những hình thức hỗ trợ được phép như tạm thời, đem lại lợi ích chung cho các doanh nghiệp, không nhằm mục đích tác động đến từng sản phẩm cạnh tranh để giúp anh này có giá thấp hơn anh kia.

    “Những hỗ trợ đó thường là mang tính xúc tiến, cung cấp thông tin, đào tạo, có lúc trợ giúp ở mức dưới 2% trong giá thành. Còn nếu thông tin, đào tạo, tạo điều kiện kết nối, mạng lưới… là biện pháp, cơ chế chung”, ông Giám cho biết.

    Đại diện VPSF cho rằng, mặc dù hiện nay luật chưa khai thác được hết các yếu tố nhưng có thể hỗ trợ theo hướng hỗ trợ về thông tin, tổ chức quản lý, kết nối, hỗ trợ một lần cho những hoạt động ban đầu. Đặc biệt là tiếp xúc giữa những người sản xuất, tạo ra sản phẩm không chỉ là vật chất mà có thể là tinh thần.

    “Ví dụ, trong những hỗ trợ này, Thụy Điển trợ cấp vào trong giá máy vi tính. Nếu anh khởi nghiệp, sẽ được hỗ trợ một phần giá máy vi tính để bắt đầu. Thụy Điển hiện nay đứng thứ nhì trên thế giới trong nhiều năm qua về mức sáng tạo, sau Thụy Sỹ”, ông Giám lấy ví dụ.

    Đánh giá Luật DNNVV khó phân loại doanh nghiệp thế nào là vừa, nhỏ, mới, khó khăn, nhóm nào cần giúp đỡ, ông Giám cũng cho rằng, nếu ngân sách có vốn thì chọn hình thức hỗ trợ chung như miễn thuế, giảm thuế trong thời gian đầu hoặc một số ngành riêng biệt như khởi nghiệp sáng tạo, sinh học, môi trường, năng lượng tái tạo…

    “Luật hỗ trợ DNNVV nên giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương phối hợp đầu mối điều chỉnh một số điều kiện cụ thể, liên quan điều kiện với NHNN, Bộ Tài chính điều chỉnh liên quan đến thuế. Sau 3-6 tháng trình lên để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn điều chỉnh đó. Sau 3-5 năm rà soát lại điều chỉnh giải pháp, tôi cho rằng đó là cách làm nên nghiên cứu, vận dụng”, ông Giám kiến nghị.

    Thiếu hành lang pháp lý cho startup

    Đối với riêng nhóm đối tượng khá đặc thù là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup), ông Trịnh Minh Giang – Chủ tịch Nhóm Công tác Khởi nghiệp sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF) thì cho rằng, ngoài việc trông đợi vào chính sách, có nhiều quy trình startup cần thực thi để “tiền về đến tay”. Theo đó, ông Giang cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải tự gây dựng nhóm và quan trọng là khi khởi nghiệp phải có tiền.

    “Làn sóng startup thế giới thành công vì giúp người làm công nghệ giỏi không nghĩ đến tiền. Họ có hệ thống đầu tư chuyên nghiệp, có tiền, có kiến thức. Nếu không có năng lực đấy thì đầu tư thua chắc luôn”, ông Giang nói.

    Ông Giang cũng cho rằng, đầu tư cho khởi nghiệp là rủi ro, nhiệm vụ của hành lang pháp lý là giảm thiểu rủi ro nhưng hiện vẫn thiếu hành lang pháp lý về huy động vốn cho công ty khởi nghiệp sáng tạo.

    “Hành lang pháp lý cho công ty thông thường đã có, nhưng pháp lý riêng cho công ty khởi nghiệp thì chưa có. Nếu áp dụng quy tắc thông thường thì khó áp dụng. Ví dụ để một công ty khởi nghiệp sáng tạo (startups) vay vốn ngân hàng theo cách thông thường là khó thực hiện được. Theo đó, VPSF tập hợp những ý kiến, đề xuất cụ thể về hành lang pháp lý để hỗ trợ cho hệ sinh thái với nhiều nhân tố tham gia. Cùng với đó, thông qua đối thoại, khuyến nghị chính sách giải pháp mới, VPSF có thể góp phần khung khổ pháp lý, hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó nội dung trọng tâm là khởi nghiệp sáng tạo”, ông Giang cho hay.

    Còn theo ông Đào Huy Giám, các DNNVV cần nâng cao trách nhiệm của mình trước văn bản luật điều chỉnh quyền lợi của mình, năng lực của mình nhìn nhận về văn bản đó và kiến nghị giải pháp, có sự hiểu biết về ban hành chính sách của Chính phủ để đề xuất giải pháp trong từng thời kỳ, từ đó tạo ra những cơ chế thích ứng với nguồn lực.

    Nguồn: tbdn.com.vn – NXB: 19/05/2017

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây