Thuốc lá: Nghịch lý mức thuế và gánh nặng bệnh tật

0
95
X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

Chỉ cần bỏ ra chưa đến 10.000 đồng, người tiêu dùng vẫn có thể mua được một bao thuốc lá 20 điếu. Các chuyên gia chỉ ra rằng nguyên nhân giá thuốc lá ở nước ta rẻ như… rau là do thuế TTĐB đối với mặt hàng này còn quá thấp.

thuoc la12

2
Wellness Nutrition
Thuốc lá: Nghịch lý mức thuế và gánh nặng bệnh tật 2

Gia tăng người hút thuốc với nhiều hệ lụy nhưng giá thuốc lá lại giảm

Nghịch lý người hút thuốc tăng, giá thuốc lá lại giảm

Điều tra quốc gia về tình trạng hút thuốc ở người trưởng thành năm 2015 cho thấy số người hút thuốc lá ở nước ta ước tính khoảng 15,6 triêu người.Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015, người dân Việt Nam đã chi 31 nghìn tỷ đồng cho mua thuốc lá, chi phí kinh tế cho điều trị chỉ 5 bệnh do thuốc lá gây ra lên tới hơn 24 nghìn tỷ đồng gấp gần 1,6 lần so với nguồn thu từ thuế của ngành công nghiệp thuốc lá (khoảng 15.300 tỷ đồng/năm 2015).

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, số người tử vong do thuốc lá mỗi năm ở VN là 40.000 và con số này có thể gia tăng đến 70.000 vào năm 2030 nếu không có các biện pháp hữu hiệu nào được thưc thi nhằm ngăn chặn đại dịch này (mà chính sách thuế và giá đóng góp 60% giảm tiêu dùng thuốc lá trong tổng số các giải pháp).

Đáng lo ngại là có một tỷ lệ đáng kể người nghèo hút thuốc và người nghèo có xu hướng hút thuốc nhiều hơn người giàu. Và phần lớnnhững người hút thuốc Việt Nam bắt đầu hút thuốc từ khi còn rất trẻ.

Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành 2015, có tới 56% người hút thuốc ở Việt Nam bắt đầu hút thuốc trước tuổi 20. Hệ lụy của việc hút thuốc ở người trẻ tuổi là khả năng nghiện thuốc khi trưởng thành cao hơn và tác hại đối với sức khỏe sinh sản và sức khỏe của các thế hệ sau cũng lớn hơn.

Trong khi xu hướng sử dụng thuốc lá và những hệ lụy của nó đang không ngừng gia tăng thì giá thực của thuốc lá lại đang có xu hướng giảm đi. Mặc dù giá bán lẻ của thuốc lá có tăng theo thời gian nhưng thu nhập của người dân đang gia tăng nhanh hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nếu lấy mốc là năm 2005 thì trong giai đoạn 2005-2016, trong khi thu nhập theo đầu người tăng gấp 4,7 lần thì giá thuốc lá chỉ tăng 2,2 lần.

Giá thuốc lá ở Việt Nam hiện thuộc loại rẻ nhất so với trên thế giới và trong khu vực. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2017, giá trung bình một bao Malboro 20 điếu ở Việt Nam chỉ vào khoảng 1.1 USD, chỉ cao hơn một chút so với giá ở Campuchia (~1 USD) và thấp hơn so với tất cả các nước còn lại trong khu vực ASEAN.

Sở dĩ giá thuốc lá thấp vì thuế thuốc lá của Việt Nam đang rất thấp. Theo luật thuế hiện hành thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của thuốc lá bằng 70% giá xuất xưởng. Tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ của Việt Nam (bao gồm cả thuế VAT) chỉ chiếm khoảng 35.6%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới 56% và thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan 73%, Singapore 66%, Philippines 63%, Brunei 61,7%, v.v).

Phân tích sức mua thuốc lá bằng chỉ số “Giá thuốc lá tính theo phần trăm thu nhập quốc dân trên đầu người” cho thấy, nếu như năm 2005 người dân phải bỏ 9% thu nhập để mua 100 bao thuốc lá Vinataba, thì tỷ lệ này đã giảm dần và đến năm 2016 người dân chỉ còn phải bỏ ra 4.3% thu nhập. Điều này cho thấy giá thuốc lá đang rẻ đi so với thu nhập và sức mua thuốc lá của người Việt Nam vẫn đang trên đà gia tăng.

Giải pháp nào hạn chế bệnh tật và đói nghèo?

Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để người dân khỏe mạnh, làm cách nào để giảm đói nghèo mà thủ phạm gây ra là thuốc lá? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng tăng thuế là một trong những giải pháp cần thiết vào thời điểm này.

“Bằng chứng từ các nước có chính sách thuế hiệu quả cho thấy, việc tăng thuế thuốc lá là biện pháp có lợi đôi đường, vừa giảm tiêu dùng thuốc lá và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Với tư cách là một cơ quan y tế công cộng hoạt động trong lĩnh vực phòng chống các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, BS. ThS Phạm Hoàng Anh, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam bày tỏ sự cần thiết tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá vì những lợi ích y tế công cộng.

Bởi tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá giúp tăng giá bán lẻ dẫn đến việc giảm tiếp cận đối với sản phẩm độc hại này của thanh thiếu niên và người nghèo, và giảm tiêu dùng ở những người hút thuốc. Kết quả cuối là giảm gánh nặng về sức khỏe và chi phí liên quan đối với chính phủ và người dân; và tăng thu ngân sách.

Bà Hoàng Anh cũng ủng hộ và đánh giá cao việc Bộ Tài chính đề xuất bổ sung mức thu thuế tuyệt đối vào cơ cấu Thuế TTĐB (theo như Điều 2, khoản 2 “sửa đổi điều 5. Căn cứ tính thuế” của bản dự thảo) vì những ưu thế hiển nhiên mà một cơ cấu thuế hỗn hợp mang lại bao gồm: giúp giảm khoảng cách về giá giữa các dòng sản phẩm thuốc lá; loại trừ dần những sản phẩm thuốc lá siêu rẻ nhằm giảm sự tiếp cận của thanh thiếu niên và người nghèo; và giảm nguy cơ chuyển giá giữa nhà sản xuất và các công ty phân phối.

Tuy nhiên theo bà Hoàng Anh mức điều chỉnh được đề xuất là thấp so với nhu cầu thực tế. Kinh nghiệm của lần điều chỉnh thuế suất Thuế TTĐB năm 2014 cùng với điểu chỉnh về giá tính thuế năm 2016 cho thấy những điều chỉnh đó chỉ giúp cho sức mua và mức tiêu thụ giảm trong năm điều chỉnh nhưng rồi lại gia tăng trở lại trong các năm tiếp theo.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế của Tổ chức Y Tế Thế Giới, với mức thu 1.000 VNĐ/bao 20 điếu thuốc lá và 1.500 VNĐ/điếu xì gà theo như đề xuất hiện tại thì vào năm 2020 tỷ lệ hút thuốc của nam giới chỉ kì vọng giảm được 1,6% so với năm 2015 trong khi để đạt được mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới xuống mức 39% vào năm 2020 thì mức giảm tới năm 2020 phải là 6,3% so với năm 2015 và như vậy khoảng cách còn lại là quá lớn.

Do đó, đại diện HealthBridge tại Việt Nam kiến nghị cần tăng mức thu thuế tuyệt đối lên ít nhất 2.000 VNĐ/bao thuốc lá vào 1/1/2020 và có điều chỉnh mức thuế tuyệt đối này dựa vào CPI trong các năm tiếp theo để đảm bảo giá thuốc lá không giảm trở lại do lạm phát và mức tăng thu nhập.

Đồng tình với quan điểm này, ThS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: Trong các biện pháp kiểm soát thuốc lá quy định tại Công ước khung thì tăng thuế thuốc lá được coi là một trong các biện pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là thanh thiếu niên. Ngoài việc làm giảm tiêu dùng qua đó bảo vệ sức khỏe, tăng thuế thuốc lá lại còn giúp tăng nguồn thu từ thuế thuốc lá cho ngân sách chính phủ. Chính vì vậy tăng thuế thuốc lá được coi là biện pháp ích lợi đôi đường, vừa có ích cho việc bảo vệ sức khỏe vừa giúp tăng thu ngân sách cho chính phủ.

Nguồn: http://infonet.vn – N.Huyền – Ngày 02/02/2018

X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây