’10 năm nữa, sẽ không còn khái niệm Internet Việt Nam’

0
315
X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

Theo ông Lê Hồng Minh – CEO VNG, 10 năm tới sẽ không còn khái niệm Internet Việt Nam hay Internet thế giới, chỉ còn lại một thị trường cho tất cả các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm với chủ đề “Internet – nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” nhân kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam, các diễn giả đã đưa ra một số dự đoán về tương lai của Internet Việt Nam trong 10-20 năm tới.

2Wellness Nutrition

Khi nhận được câu hỏi Internet Việt Nam sẽ ra sao trong 20 năm tới, ông Lê Hồng Minh – CEO của VNG – cho rằng việc dự đoán tương lai 20 năm của Internet Việt Nam là điều quá khó. “Nhiều người có mặt ở khán phòng hôm nay chắc chắn 20 năm trước không nghĩ được diện mạo của Internet hiện tại. Thường thì mình chỉ có niềm tin tưởng là điều tốt đẹp sẽ đến và cố gắng làm hết sức có thể để hiện thực hóa giấc mơ”, ông Minh nói.

Sẽ chỉ có một sân chơi Internet chung
Có một điều ông Minh tin chắc rằng 10 năm tới, Internet sẽ là thành phần quan trọng nhất trong đời sống kinh tế tại Việt Nam. “Tôi nghĩ một trong những yếu tố quan trọng với Việt Nam là mở cửa để kết nối với thế giới, và Internet là một biểu tượng của chuyện đó. Trong tương lai sẽ không có khái niệm Internet Việt Nam hay Internet thế giới mà chỉ có một thị trường cho tất cả doanh nghiệp”.

Ông Minh cũng nhấn mạnh cuộc chiến sắp tới là cuộc chiến cho những lĩnh vực mới, chẳng hạn như Grab, Uber. “Nếu để ý, các bạn sẽ thấy giờ đây chúng tôi không nói về game nữa, mà nhấn mạnh đến những lĩnh vực như thành phố thông minh, giải pháp thông minh – những thứ còn rất mù mờ thời điểm hiện tại nhưng sẽ rõ ràng sau 10 năm nữa”.


Ông Lê Hồng Minh tin rằng trận chiến trên Internet sắp tới sẽ dành cho những lĩnh vưc hoàn toàn mới.
Liên quan đến việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, ông Nguyễn Thế Tân – Tổng giám đốc VCCorp cho rằng nội dung số là lãnh địa quan trọng cuối cùng Internet Việt Nam còn giữ được. “Có những lãnh địa trên lĩnh vực Internet như search, email, mạng xã hội, về cơ bản chúng ta còn rất ít. Hiện nay chỉ còn một mảng chúng ta có thế mạnh là ứng dụng OTT của Zalo. Trong khi đó, nội dung số chúng ta vẫn chiếm 45-50% thị phần”.

Ông Tân cho hay doanh thu nội dung số của Việt Nam là khoảng 1 tỷ USD nhưng giá trị kinh tế tương đương 5-8 tỷ USD xuất nhập khẩu. Chẳng hạn, ngành dệt may xuất khẩu chỉ thu về 5-10% giá trị thặng dư. Nếu phát triển lên đến 5-10 tỷ USD, nội dung số sẽ có giá trị tương đương những ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam.

Tổng giám đốc VCCorp cũng nhấn mạnh khi Internet mở cửa xuyên biên giới, các nước vào Việt Nam được thì doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tiến vào các thị trường nước ngoài. Bài học dễ thấy là nhìn từ Trung Quốc với các doanh nghiệp như Tencent, Alibaba. Họ có tham vọng tiến vào Mỹ chứ không chỉ thị trường Đông Nam Á hay châu Phi.

Doanh nghiệp Việt cần gì để cạnh tranh sòng phẳng?
Ông Nguyễn Thế Tân cho rằng đang tồn tại một số bất cập đối với doanh nghiệp trong nước. “Doanh nghiệp nước ngoài không bị ràng buộc bởi những chế tài xử phạt liên quan đến nội dung độc hại. Mình có lợi thế địa phương nhưng ít tiền hơn, công nghệ cũng tiệm cận trong khi họ thoáng tay còn mình bị trói tay. Cơ bản, đó là thứ khó nhất”.

Đề xuất ông Tân đưa ra là thành lập một “đặc khu ảo” (giống như đặc khu kinh tế) cho những doanh nghiệp lớn, làm ăn tử tế được hưởng cơ chế thoáng hơn, không bị ràng buộc, hạn chế bởi những quan điểm, quy định quá cũ.

Ông Nguyễn Thế Tân đề xuất tạo ra một “đặc khu ảo” với cơ chế thông thoáng hơn cho những doanh nghiệp nội dung số làm ăn nghiêm túc.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Minh cho rằng về cơ bản cơ quan quản lý Nhà nước đã hiểu “nỗi khổ” của các doanh nghiệp sau khoảng 10 năm trao đổi. Vấn đề bây giờ là tìm giải pháp.

Việc kiểm soát quyền lực của những công ty như Google, Facebook, Amazon, Alibaba là điều cả thế giới chưa có giải pháp. Do đó, điều quan trọng là tiếp tục tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp. “Đó là điều chắc chắn phải làm nếu muốn hội nhập. Quan trọng là làm sao mọi người thấy được là nếu mình không làm việc cùng nhau, tất cả chúng ta đều thua”, ông Minh nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết Chính phủ, Bộ đang nỗ lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài.

“Hiện tại, chúng ta đã có những chính sách gần như bảo hộ ngược cho doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, nhà mạng có những gói cước tối ưu hóa cho việc lướt Facebook, xem YouTube. Các doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ ở Việt Nam thì được miễn phí, nhà nước không quản lý, trong khi doanh nghiệp như VNG, VCCorp lại phải thuê máy chủ, quản lý chặt chẽ. Cho nên, chúng tôi đang nghĩ cách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước được bình đẳng như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here