“Đừng làm tổn thương tâm hồn con trẻ” nếu bố mẹ thực sự phải ly hôn

0
91
X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

Hạnh phúc gia đình – “Đừng làm tổn thương tâm hồn con trẻ” nếu bố mẹ thực sự phải ly hôn. Cuộc sống hôn nhân có thể đã chẳng được đẹp đẽ như người ta vẫn tưởng tượng, người ta chắc cũng chưa từng nghĩ hôn nhân gia đình nếu chẳng biết gìn giữ, nếu chẳng cùng nhau chia sẻ thì rồi có lúc sẽ dẫn tới ly hôn. Tuy nhiên, xin đừng làm tổn hại tới tâm hồn những đứa trẻ các bạn nhé.

Tôi đã từng nghe chia sẻ của một cô bạn gái rất thân, cô có một gia đình không trọn vẹn, bố đã bỏ theo người đàn ba khác từ khi cô còn nhỏ, mới 3 tuổi cô đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ tranh cãi nhau về việc ly hôn, nỗi ám ảnh ấy ghi dấu mãi trong lòng đứa trẻ 3 tuổi non nớt như cô mãi cho tới tận bây giờ.

2
Wellness Nutrition
"Đừng làm tổn thương tâm hồn con trẻ" nếu bố mẹ thực sự phải ly hôn 2

Và mới đây chị L.T.N là nhân vật trong bài viết “Ly hôn, mẹ cấm tiệt con gái vương vấn với nhà nội. Nỗi lòng trẻ thơ ai có thấu?” đã chia sẻ những xúc cảm và suy nghĩ của chị với phóng viên, về tuổi thơ của chị, từ khi chị còn là một đứa trẻ, buồn tủi vì nỗi đau bố mẹ chia tay.

…Có thể ai đó sẽ cho rằng tôi láo. Nhưng chỉ là họ chưa hiểu hết tất cả những gì tôi đã trải qua trong tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ khốn khó và thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Cảm xúc của tôi luôn phải lệ thuộc vào tâm trạng của mẹ. Mẹ vui thì tôi mừng mà mẹ căng thẳng thì tôi sợ sệt!

Tôi đã luôn cố gắng sống để làm hài lòng mẹ. Thậm chí ngay từ khi còn là một đứa bé, tôi đã luôn nghĩ cho mẹ. Tôi giục mẹ lấy chồng, tôi ra điều kiện với những người hay gán ghép tôi làm con dâu nhà họ rằng nếu muốn con họ cưới tôi thì phải cho mẹ tôi về ở cùng.

Người ta thường dễ dàng bỏ qua những suy nghĩ của một đứa trẻ vì nghĩ rằng nó chỉ là những lời nói ngu ngơ, ngốc nghếch nhưng lại không biết rằng những lời nói đó xuất phát từ trái tim của nó. Trẻ con vốn dĩ không biết nói dối!

hanh phuc gia dinh 328832332

Ảnh minh họa

Sau này, tôi vẫn gặp lại bố nhưng ít. Một năm vài lần cũng chỉ là để giải quyết vấn đề tranh chấp tài sản của bố mẹ. Ông bảo rằng tôi là đứa con không biết đến nguồn cội dù thực tế ông mới là người bỏ tôi. Rằng mẹ tôi nói mẹ tôi chẳng việc gì phải cấm tôi, tự tôi thấy ông khốn nạn mà từ bỏ. Tôi chẳng nói được gì. Suốt những ngày sau đó, tôi luôn giữ im lặng. Tôi thực sự bị tổn thương bởi chính bố mẹ mình. Họ hóa ra chỉ xem tôi như một thứ vũ khí để triệt hạ nhau, tấn công nhau mà không hề để ý tới cảm xúc của tôi.

Suốt một thời gian dài đằng đẵng, tôi luôn ở trong trạng thái căng thẳng về vấn đề gia đình. Tôi đã ước gì mẹ có thể hiểu cho tôi, bố tôi có thể hiểu cho tôi. Mỗi người hãy đặt vào vị trí của người khác và hiểu cho họ. Hiểu cho nhau. Nỗi đau khổ này tự chúng ta gieo cho nhau và cũng chỉ có chúng ta là người có thể kết thúc nó. Một gia đình có ở bên nhau lâu dài hay không kỳ thực còn do duyên số nữa.

Từ những nỗi đau trong quá khứ, tôi đã tự hứa với lòng mình. Sau này, dù lập gia đình, sinh con đẻ cái và vì một sự đáng tiếc nào đó mà vợ chồng phải chia tay, tôi cũng không bao giờ nói xấu chồng cũ trước mặt các con dù chỉ 1 tiếng.

Hãy để hình ảnh của bố chúng trong trẻo như chúng vốn hình dung. Ấy là tốt cho chúng. Thay vì thù hận bố, ghét bỏ bố thì luôn kính trọng, yêu thương và tự hào về bố mình chẳng phải là sẽ tốt hơn cho chúng sao? Có mấy ai sẽ cảm thấy vui vẻ khi còn bận mang trong mình những nỗi oán thán? Và thêm nữa, tôi cũng rất mong, nếu gia đình nào đó mà không may rơi vào tình cảnh của gia đình tôi trước kia, bố mẹ hãy biết vì con mà bỏ qua những đau khổ đã gieo rắc cho nhau. Đừng cấm đoán chúng không được gặp gỡ hoặc bố hoặc mẹ. Làm thế, tức là ta đã đẩy chúng vào tình thế khó xử. Khiến chúng bị ràng buộc vào mớ dây rợ rối ren của tình cảm mà chúng vốn là những kẻ vô tội!

Nếu thực sự yêu thương con, muốn cho con một cuộc sống tốt đẹp thì vật chất vốn không bao giờ là đủ cả. Hãy cho chúng một gia đình! Dù bố mẹ chúng có không sống được với nhau thì cũng hãy cho chúng được cảm nhận đầy đủ sự quan tâm, yêu thương của bố và mẹ!

Cấm đoán chúng, lôi kéo chúng, nói xấu người không được quyền nuôi chúng chẳng những ta đang tự làm xấu hình ảnh trong mắt chúng mà còn đang thể hiện rằng ta chưa thực sự nghĩ cho chúng đâu. Ta cần con mình lớn lên trong tình yêu thương, ta cần con mình vui vẻ hạnh phúc chứ không cần người cùng phe, cần đồng bọn phải không?

Nếu người lớn ai cũng làm được như những gì tôi nói thì chẳng phải dù ly hôn rồi, ai được quyền nuôi con vốn chẳng còn quan trọng. Lôi con ra tranh chấp, cãi vã, vạch trần nhau trước tòa để giành giật quyền nuôi con chẳng phải là rất mỏi mệt sao? Quan trọng hơn cả nó chẳng khác gì bố mẹ đang cầm dao cứa vào trái tim bé bỏng của con mình 1 nhát và nỗi đau sẽ thấu cả đời nó không thể quên.

Tôi đã từng rất ám ảnh bởi câu hỏi “Bố mẹ mày sắp ly hôn đấy. Mày muốn ở với ai?”. Bởi tôi không biết phải trả lời thế nào cả. Dù sao, bố tôi cũng chưa từng ra tòa để giành quyền nuôi tôi. Tôi đã rất cảm ơn ông vì điều đó.

Cuộc sống hiện tại của tôi đang rất tốt, tôi có một người chồng yêu thương mình và hai đứa con khỏe mạnh. Không còn vướng bận quá nhiều về quá khứ của bố mẹ nhưng vết thương lòng từ cuộc ly hôn đó của họ, rõ ràng đã tác động đến tâm lý của tôi rất nhiều. Tích cực cũng có nhưng tiêu cực nhiều hơn.

Cuộc sống của mẹ tôi hiện tại cũng đã tốt hơn, bà không còn quá gay gắt với tôi về việc tôi có gặp bố mình hay không. Nhưng, thực sự, tình cảm của tôi đã bị chai sạn. Thay vì tìm cách gặp bố, tôi đã chẳng còn để tâm nhiều đến cuộc sống của ông nữa. Tôi đã buông bỏ trước khi bố mẹ tôi buông bỏ! Đó vốn dĩ cũng không phải cái kết đẹp. Rõ ràng nếu phải lựa chọn, tôi vẫn chọn mẹ mình”.

Nguồn blogtamsu.com.vn

X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây