Người tiên phong trong thanh toán di động ở Việt Nam

0
102
X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

Bà nội trợ đi chợ mua thịt, cá, rau, dưa và trả bằng tiền mặt. Nhân viên văn phòng nhận lương qua thẻ nhưng sau đó vẫn rút tiền mặt để tiêu. Những hình ảnh này không mấy xa lạ trong bức tranh thanh toán ở Việt Nam, kể cả ở thành thị.
Thanh toán không tiền mặt – mục tiêu gần mà xa

Bà nội trợ đi chợ mua thịt, cá, rau, dưa và trả bằng tiền mặt. Nhân viên văn phòng nhận lương qua thẻ nhưng sau đó vẫn rút tiền mặt để tiêu. Những hình ảnh này không mấy xa lạ trong bức tranh thanh toán ở Việt Nam, kể cả ở thành thị.

2
Wellness Nutrition
Người tiên phong trong thanh toán di động ở Việt Nam 4

Một khảo sát mới đây của World Bank cho biết, 65% người lớn gửi, nhận tiền ngoài hệ thống chính thức hoặc trả tiền học phí, tiền hóa đơn bằng tiền mặt. Không ngạc nhiên khi Việt Nam đi sau nhiều nước về giao dịch điện tử. Cũng theo thống kê của World Bank, số lượng giao dịch phi tiền mặt trên bình quân đầu người của Việt Nam là 4,9, thấp hơn nhiều so với các láng giềng như Thái Lan (59,7), Malaysia (89), hay Trung Quốc (26,1).

anh SAMSUNG PAY

Trả hóa đơn bằng cách chạm điện thoại là trải nghiệm thanh toán không tiền mặt mới xuất hiện tại Việt Nam. 

Những số liệu nêu trên dường như chưa tương xứng với mục tiêu của Thủ tướng trong việc đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán về dưới 10% trước 2020, tức chưa đầy 3 năm tới. Nhiều chuyên gia nhận xét, thị trường chờ đợi những cú hích mang tính đột phá để giúp đẩy nhanh lộ trình. Hồi năm ngoái, một cú hích tầm cỡ đã dần lộ diện.

‘Ví tiền’ ẩn trong chiếc điện thoại

“Chạm là thanh toán”, “thanh toán bằng smartphone”, “mobile payment”, khi đại gia sản xuất điện thoại Samsung bắt đầu giới thiệu những khái niệm này vào cách đây ít tháng, không ít người tiêu dùng nửa ngờ, nửa tin. Giới am hiểu công nghệ và dân ghiền phim từng đọc, xem về thanh toán điện thoại, nhưng là chuyện ở đâu đó như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Trong bối cảnh thẻ tín dụng cũng chưa quá phổ biến, việc một công nghệ ngang tầm thế giới xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận tò mò.

Không lâu sau quá trình thử nghiệm kéo dài ít tháng, Samsung chính thức đem đến câu trả lời khi ra mắt phương thức thanh toán qua di động vào ngày 29/9. Ngay lập tức, nó trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tháng 9 và tháng 10 ở Việt Nam theo thống kê của Google Trend, với những câu hỏi như “Samsung Pay là gì”, “cách sử dụng Samsung Pay”.

Samsung Pay Ban do Final

Các thị trường (màu đỏ) đã được triển khai ứng dụng Samsung Pay. 

Sự hào hứng của giới công nghệ lẫn người tiêu dùng được nhà sản xuất đo đếm cụ thể bằng con số. Chỉ trong vòng một tháng kể từ khi ra mắt, dịch vụ đã có 100.000 người dùng đăng ký, 50.000 thẻ được đăng ký và 50.000 giao dịch được thực hiện.

“Phản ứng của thị trường rất tốt, là tín hiệu cho thấy phương thức sẽ còn phủ rộng hơn trong thời gian sắp tới”, đại diện Samsung Pay Việt Nam cho biết.

Dù vậy, ít ai biết rằng để đi đến kết quả này, nhà cung cấp đã trải qua một quá trình dài với nhiều lúng túng và mò mẫm. Trước đó, thanh toán di động gần như chưa bao giờ xuất hiện ở Việt Nam. Là người tiên phong, đơn vị này cho biết họ như “vừa đi vừa dò đường”.

Hành trình mở đường vào Việt Nam

Sau khi xuất hiện tại Hàn Quốc vào tháng 8/2015 và được người tiêu dùng tại đây hào hứng đón nhận, Samsung đã đưa ứng dụng đến hàng loạt nước khác từ Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thụy Điển… Tổng cộng hãng triển khai ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ trong vòng hai năm, gần nhất là Việt Nam.

“Việt Nam mới chỉ có quy định cụ thể về việc xin cấp phép đối với các trung gian thanh toán, còn quy định pháp lý cho những nền tảng ứng dụng thanh toán chưa đầy đủ và rõ ràng. Do vậy, ngay tại cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể có nhiều định nghĩa về dịch vụ theo những cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc dẫn chiếu và áp dụng không chính xác các quy chế quản lý”, ông Nguyễn Quang Hiền Huy – Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành ngành hàng Thiết bị di động, Công ty Điện tử Samsung Vina đại diện Samsung Pay Việt Nam khẳng định.

nguyen quang hien huy samsung 7601 1510651718Ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành ngành hàng Thiết bị di động, Công ty Điện tử Samsung Vina đại diện Samsung Pay Việt Nam. 

Không chỉ nhà quản lý, các ngân hàng dù rất háo hức trước cơ hội hợp tác mới nhưng cũng chưa biết nên bắt đầu từ đâu để có thể tích hợp chiếc thẻ của khách vào trong điện thoại.

Cùng với các đối tác, Samsung Pay đã gỡ dần từng nút thắt một dựa trên kinh nghiệm triển khai ở những nước khác. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, nửa cuối năm 2016, Samsung phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Thanh Toán Quốc Gia Việt Nam (Napas) xây dựng và phát triển hệ thống số hóa thẻ (tokenization).

Sau 6 tháng phát triển, Napas đã hoàn thiện hệ thống vào tháng 12/2016. Đây đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên trong việc hoàn thiện hạ tầng. Sau khâu này, từ đầu năm 2017 Samsung bắt đầu có thể phối hợp với các ngân hàng phát hành thẻ để kết nối hệ thống với Samsung Pay. Đến khi chính thức giới thiệu, đã có 7 ngân hàng lớn tham gia hệ sinh thái gồm Vietcombank, VietinBank, Sacombank, BIDV, Shinhan Bank, Citi Bank, AB Bank. “Chúng tôi đang làm việc để con số này tăng lên trong thời gian tới”, đại diện hãng nói thêm.

“Xã hội không tiền mặt đã đến rất gần”

“Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên khi có khách hàng đòi chạm điện thoại vào máy quẹt thẻ để thanh toán. Khách hàng không nhịn được cười vì mình ngơ ngác không hiểu gì”, anh Nguyễn Thanh Liêm, chủ một hàng tạp hóa ở Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội kể lại lần đầu biết đến ứng dụng cách đây không lâu. Sau lần đầu tiên đó, anh bắt đầu thấy ngày càng nhiều người sử dụng smartphone khi trả hóa đơn.

Còn với chị Đào Huyền, một nhân viên văn phòng, chạm điện thoại để thanh toán mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới. “Cực kỳ thú vị”, chị Huyền nói. “Sau khi tích hợp vào điện thoại, tôi mạnh dạn cất hết thẻ ở nhà cho an toàn. Nhiều khi đi cà phê với bạn bè, tôi chỉ mang theo cái điện thoại nhưng vẫn yên tâm”, chị nói tiếp.

Theo giới chuyên gia, lợi thế khiến phương thức này được đón nhận nhanh chóng nhờ sự tiện lợi, phổ biến. Ở đâu có máy quẹt thẻ chấp nhận thẻ tín dụng, ở đó có thể dùng Samsung Pay. “Samsung Pay cho phép thanh toán trên cả 2 loại máy quẹt thẻ NFC và MST, đặc biệt phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ ở Việt Nam với 98% máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST. Các cửa hàng không cần trang bị thêm bất cứ phương tiện gì mà khách hàng vẫn thanh toán được”, đại diện công ty giải thích.

“Một xã hội phi tiền mặt đã đến rất gần”, tỷ phú thương mại điện tử Jack Ma đã phát biểu như thế tại Diễn đàn Thương mại điện tử diễn ra tuần vừa rồi. Với những người mở đường cho thanh toán di động ở Việt Nam, họ có nhiều cơ sở để tin tưởng. Theo báo cáo của tổ chức Visa mới đây, có 9 trên 10 người tiêu dùng sẵn sàng thử các phương thức thanh toán mới. 88% cho biết có thể sẽ sử dụng smartphone để thanh toán. 83% người tiêu dùng Việt cho biết sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc (nếu có) thay cho tiền mặt.

“Không lâu nữa, chỉ trong vòng vài năm tới chiếc điện thoại thông minh sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực người dùng Việt Nam tiếp cận các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt”, ông Nguyễn Quang Hiền Huy nhận định.

Nguồn: tbdn.com.vn – NXB: 16/11/2017

X Men Up
Tăng cường sinh lực, sinh lý cho nam giới,
Hạn chế quá trình mãn dục ở đàn ông có tuổi Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây